Chúng ta luôn cần học “NÓI”

Đã bao giờ bạn muốn phát biểu, rồi lại nghĩ: “Thôi, ý kiến của mình chắc cũng chẳng có gì nổi bật”.

Đã bao giờ bạn phát biểu xong và ước gì mình chưa từng nói ra?

Muốn nói nhưng lại không dám nói, đó chính là vấn đề mà nhiều bạn trẻ ngày nay đang gặp phải. Vì sao lại như vậy?

Sẽ có rất nhiều lý do. Có thể, chúng ta đang sợ lời nói của mình không có giá trị với người khác, sợ rằng điều mình nói là dư thừa và không mang tính xây dựng cho tập thể. Vậy nên, nói làm gì nhỉ?

Nhưng, khi nào một lời nói được xem là có giá trị?

Phải chăng là khi bạn nhận được một tràng pháo tay từ bạn bè của mình, hay một cái gật đầu khích lệ của giáo viên, một ánh mắt động viên từ các thành viên trong nhóm?… Không thể phủ nhận đó đều là những tín hiệu tốt. Nhưng, liệu nếu không còn những lời động viên, cổ vũ đó, bạn có còn dám nói không?

Đã bao giờ bạn muốn phát biểu, rồi lại nghĩ: “Thôi, ý kiến của mình chắc cũng chẳng có gì nổi bật”.

Đã bao giờ bạn phát biểu xong và ước gì mình chưa từng nói ra?

Muốn nói nhưng lại không dám nói, đó chính là vấn đề mà nhiều bạn trẻ ngày nay đang gặp phải. Vì sao lại như vậy?

Sẽ có rất nhiều lý do. Có thể, chúng ta đang sợ lời nói của mình không có giá trị với người khác, sợ rằng điều mình nói là dư thừa và không mang tính xây dựng cho tập thể. Vậy nên, nói làm gì nhỉ?

Nhưng, khi nào một lời nói được xem là có giá trị?

Phải chăng là khi bạn nhận được một tràng pháo tay từ bạn bè của mình, hay một cái gật đầu khích lệ của giáo viên, một ánh mắt động viên từ các thành viên trong nhóm?… Không thể phủ nhận đó đều là những tín hiệu tốt. Nhưng, liệu nếu không còn những lời động viên, cổ vũ đó, bạn có còn dám nói không?

Câu trả lời của mình từng là… không.

Mình từng nghĩ, nếu không đạt được những điều đó, thì điều mình nói sẽ chẳng có một giá trị gì cả. Mình mong chờ những lời khích lệ từ mọi người. Nếu không có những tín hiệu đó, mình sẽ nghĩ “Thôi rồi, mình nói gì chưa đúng hả ta?” hoặc “Rồi xong, biết vậy khỏi nói cho lành”. Và ngượng đỏ mặt, run cầm cập, người nóng ran và chảy cả mồ hôi tay.

Thế nên, mình từng là một đứa rất ngại nói mặc dù rất muốn nói.

Để mình kể mọi người nghe về lần thuyết trình đầu tiên của mình. Cái cảm giác lần đầu tiên đứng trên bục giảng, nó lạ lắm. Mình không còn ngồi ở dưới, cùng các bạn nhìn về phía bảng nữa. Mà là đứng trên bục, nhìn bao quát cả lớp. Và lúc này, mọi ánh mắt dồn về mình. Giống như, mình là trung tâm của sự chú ý và nhất cử nhất động gì của mình, mọi người đều biết hết.Lúc đó, trong đầu mình nảy ra rất nhiều luồng suy nghĩ: “Hay là mình về chỗ ta” (ý định bỏ cuộc), “Ơ… phần tiếp theo nói gì trời” (quên mất sự chuẩn bị trước đó). Nhưng, lỡ phóng lao rồi phải theo lao thôi. Thế là, mình đã tiếp tục nói. Nhưng mình không nói theo những gì mình đã chuẩn bị (trước khi nói mình có viết 1 bài văn hoàn chỉnh luôn, lời văn dạt dào tình cảm lắm). Ấy vậy mà, mình đã nói theo những gì mình hiểu và những gì mình nhớ được lúc đứng tập nói trước gương vào ngày hôm qua. Như kiểu, còn nước còn tát, biết gì nói đó và nói say mê, không màng thế sự.

Thế nên, sau khi nói xong, mình bị sót rất nhiều ý, lan man và bị lố giờ. Và… mình đã dằn vặt bản thân rất nhiều.

Mình nghĩ có lẽ để bạn khác nói sẽ tốt hơn chăng?

Rồi sau đó, không có sau đó nữa… mình không dám nói nữa. Mình sợ bị mọi người chê cười, sợ hình tượng bản thân bị giảm sút, sợ mọi người nhìn thấy sự thiếu sót của mình. Và thế nên, mình bắt đầu trở thành người quan sát.

Điều thú vị mình nhận ra là, mọi người cũng như mình. Gặp tình cảnh giống hệt mình. Bỗng nhiên, mình hơi vui, vì ít ra mình không cô đơn. Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mình và mọi người rất sợ nói.

Thuyết trình chỉ là một trường hợp. Ngại nói còn được thể hiện ở nhiều tình huống hơn, như là: không dám giơ tay phát biểu ý kiến, không dám đặt câu hỏi cho thầy cô khi chưa hiểu bài, không dám đóng góp ý tưởng cho những dự án hay kế hoạch,…

Nhưng bạn ơi, nếu bạn không nói ra, bạn có thấy hối tiếc không?

Giờ đây, mình thấy rằng, mọi người đều có một hành trình riêng, những trải nghiệm và kinh nghiệm khác nhau. Thế nên, mọi ý kiến đều đáng được tôn trọng và trân trọng.

Chính vì mỗi người có một hành trình riêng, thế nên, điều mình cho là “vô ích” thì thật ra lại rất “có ích” với người khác.Có thể, lời nói, ý tưởng của bạn chính là một động lực, một chất xúc tác giúp khơi nguồn những điều không ngờ ở người khác. Hoặc ít ra, bạn cũng đã được nói điều mình muốn và thoải mái hơn rất nhiều đúng không?

Nhưng nói như thế nào cho dễ hiểu và cuốn hút, làm sao khắc phục được những tình huống éo le khi đang nói? Tất cả sẽ được giải đáp ở Khóa học “Nghệ Thuật Nói Chuyện Trước Công Chúng” EDUTOUR. Hẹn gặp lại các bạn trong buổi học nhé!

Chào bạn và chúc bạn luôn hạnh phúc.Võ Thị Ngọc HânThực tập sinh Ei LEADER INTERNSHIP