FAQs CÂU HỎI HƯỚNG NGHIỆP THƯỜNG GẶP

tư vấn hướng nghiệp 1:1

Chương trình được thực hiện với mục tiêu chính là giúp cho các bạn trẻ hiểu về nghề nghiệp một cách chân thật và thấu hiểu bản thân để định hướng nghề nghiệp tương lai. Dưới sự dẫn dắt của đội ngũ EDUTOUR nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, tư vấn, tư vấn hướng nghiệp, quản lý và giáo dục hướng nghiệp và được tín nhiệm bởi học sinh, sinh viên, cha mẹ, đối tác.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

BẠN BĂN KHOĂN VỀ HƯỚNG NGHIỆP?

  • Hãy xem những Câu hỏi thường gặp (FAQs) theo sau, hoặc
  • Gởi câu hỏi cho EDUTOUR nếu câu hỏi của bạn chưa có trong danh sách FAQs này, hoặc
  • Đặt lịch Tư vấn Hướng nghiệp, Tâm lý, Cảm xúc cùng EDUTOUR.

HỎI ĐÁP HƯỚNG NGHIỆP

WWW.EDUTOUR.VN
Lĩnh vực được yêu cầu!
Lĩnh vực được yêu cầu!
Lĩnh vực được yêu cầu!
Lĩnh vực được yêu cầu!
Lĩnh vực được yêu cầu!
Lĩnh vực được yêu cầu!
Lĩnh vực được yêu cầu!
Lĩnh vực được yêu cầu!
Lĩnh vực được yêu cầu!
Lĩnh vực được yêu cầu!

Sau khi hoàn tất gởi câu hỏi Hướng nghiệp đến EDUTOUR, Bạn Đồng ý rằng:

Bạn đã đọc kỹ, tôn trọng và thực hiện theo Quy định của Chuyên mục; Điều khoản Sử dụng website & Quy định Bảo mật. Nếu bạn dưới 18 tuổi, phụ huynh của bạn đã cho phép bạn tham dự chương trình này. EDUTOUR sẽ lựa chọn câu hỏi phù hợp (có thể biên tập thêm) cùng với trả lời đội ngũ Tư vấn Hướng nghiệp để đăng trên chuyên mục HỎI ĐÁP HƯỚNG NGHIỆP tại website WWW.EDUTOUR.VN, Facebook Group HƯỚNG NGHIỆP TRẢI NGHIỆM, và các kênh truyền thông chính thức của EDUTOUR.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HƯỚNG NGHIỆP (FAQs)

HIỂU BẢN THÂN

Tôi nên quyết định đi theo ngành tôi thích hay đi theo ý muốn của cha mẹ?

Chọn một ngành nghề để học cũng có nghĩa là bạn sẽ sống cùng ngành nghề đó, thời gian ít nhất cũng sẽ là 6-12 tháng (nếu học nghề) hoặc từ 4 năm (nếu học đại học), và hành trình làm việc sau khi học xong. Bạn là người học rồi làm việc, không phải ba mẹ của bạn. Nhưng ý kiến của ba mẹ cũng là một thông tin tham khảo để bạn có thêm góc nhìn đa chiều. Quan trọng là bạn tự tin và dám chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Vì vậy, quan trọng nhất là bạn nên chọn ngành học phù hợp với sở trường, sở thích và thế mạnh của chính mình. Chọn đúng ngành nghề phù hợp của riêng mỗi người không chỉ mang đến con đường tương lai rộng mở, phát huy tiềm năng, làm việc thuận lợi hơn mà còn mang đến niềm hạnh phúc.

Tôi thích nghệ thuật, nhưng sáng tạo không phải là điểm mạnh. Vậy tôi có phù hợp đi theo nghệ thuật không?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ 3S gồm Sở thích, Sở trường, Sở đoản của bạn. Lĩnh vực nghệ thuật bao gồm nhiều mảng nên bạn cần xác định thêm một bước nữa, cụ thể bạn đang thấy thích nghệ thuật ở mảng nào (Sáng tác, biểu diễn, quản lý,…).

Ví dụ: Nghề ca sĩ thì không cần phải sáng tác. Nghề nhạc sĩ thì chưa chắc sẽ hát hay. Dù đều cùng ngành nghệ thuật.

Điều quan trọng là bạn cần hiểu chính mình thích gì? thế mạnh là gì? Nỗ lực để tiến bộ.

Để có thể hiểu thêm về bản thân, điểm mạnh của mình, bạn có thể làm & tham khảo Trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp của John Holland và một vài Trắc nghiệm tính cách khác.

Ngành Tâm lý học cần có những tố chất gì?

Tâm lý là tất cả hiện tượng của đời sống tinh thần, thế giới bên trong của con người, nó gắn liền và vận hành mọi hành vi, hoạt động của con người. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi của con người cụ thể đó là cảm xúc, là tư duy, ý chí và hành động của mỗi người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài tác động lên hành vi và tinh thần của con người.

Bất cứ ai có mối quan tâm, có niềm đam mê với việc tìm hiểu về khoa học con người, muốn hiểu sâu về nhân cách bên trong con người thì đều có thể theo đuổi Tâm lý học. Cụ thể hơn, Tâm lý học cũng như bao nghề khác, đều cần những tố chất đặc thù, như:

Sự yêu nghề, có tâm với nghề. Không chỉ Tâm lý học mà bất kỳ ngành nghề nào khi học tập và làm việc cũng cần có tâm, tâm ở đây là sự yêu thích, niềm đam mê, thấy được ý nghĩa, giá trị mà ngành nghề của mình theo đuổi.

Có khả năng lắng nghe, thậm chí cần trau dồi nhiều kỹ năng lắng nghe để sau này làm nghề. Bởi khi biết cách lắng nghe, chúng ta mới hiểu được những vấn đề thật sự mà người khác đang muốn nói là gì, thông qua cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Có khả năng thấu hiểu, đồng cảm với con người, sự việc, mà trước hết là có sự thấu hiểu với chính bản thân mình, hiểu được bản thân mình có những điểm mạnh gì, tiềm năng gì hay cả những hạn chế đang tồn tại, có một thực tế là chúng ta càng hiểu mình bao nhiêu thì sẽ càng dễ dàng để hiểu được người khác bấy nhiêu.

Có một trái tim cởi mở, không định kiến, biết chấp nhận sự khác biệt, sự đa dạng trong nhân cách con người. Bởi mỗi người đều có những trải nghiệm khác nhau dẫn đến sự hình thành nhân cách khác nhau, quan điểm, lối sống, sở thích, năng lực đều khác nhau.

Bên cạnh đó, cũng không ngừng trau dồi cho mình những kiến thức tổng quan về cuộc sống, những kỹ năng mềm và đặc biệt là kiến thức chuyên môn, chuyên ngành. Tất nhiên, không phải ai sinh ra cũng có sẵn những tố chất trên, nhưng chúng đều có thể được rèn luyện trong quá trình học tập và hoạt động.

HIỂU THẾ GIỚI

Liệu rằng có một tương lai tươi sáng và rộng mở dành cho người chỉ học hết THPT?

Nếu chỉ hoàn thành cấp ba, dù chưa có cơ hội để bước đến những bậc học tiếp theo, chúng ta hoàn toàn có thể gặt hái thành công nếu sống có nỗ lực, có đam mê, có ý chí, có sự “dễ thương” với cộng đồng xung quanh.

Kiến thức, bạn không chỉ học ở nhà trường, ở các cấp bậc học vị, mà phải học ở môi trường sống cụ thể hàng ngày. Điều đó rõ ràng là chúng ta hoàn toàn làm được mà không để rơi vào trạng thái thiếu tự tin vì chỉ mới học hết cấp ba.

Việc được đi học lên cao trong giai đoạn này là lợi thế, nhưng điểm xuất phát và khả năng mỗi người không giống nhau, nên việc tìm hướng đi khác cũng giúp chúng ta tiếp bước.

Chỉ khi chúng ta không có ý chí, không có nỗ lực, không có sự cố gắng , không có kiên trì, không có bền bỉ và không tin tưởng bản thân, thì chúng ta sẽ cảm thấy thành công thật xa vời và khó đạt đến. Hãy trau dồi kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, giữ vững niềm tin, vững vàng ý chí, nỗ lực bền bỉ, thành công và hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn. Chúc bạn luôn vui, bền bỉ, kiên trì và kiên định.

Thành công sẽ đến với ai “Dám Học từ Thất Bại”.

Giá trị của con người không chỉ đến từ Kiến Thức, mà đến từ Giá Trị Sống, Sự nỗ lực, Tử tế và Yêu thương.

Em được nghe ba mẹ với một số thầy cô nói là “Khi mà trên tay em cầm một tấm bằng đại học trường top hoặc là trường nước ngoài thì sẽ được ưu tiên tuyển dụng hơn là những trường thấp hơn”. Điều này có đúng không?

Khi bạn được đào tạo bởi một trường uy tín với một tấm bằng loại ưu, đây là lợi thế của bạn. Bạn có điều kiện thuận lợi hơn ứng viên khác. Tuy nhiên, tấm bằng hạng ưu tại một trường uy tín chỉ là một trong những điều kiện cần. Ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ còn trải qua một hay nhiều buổi phỏng vấn để tìm ra những năng lực và giá trị, từ đó cân nhắc xem là họ có thể đi cùng nhau xa và lâu hơn hay không.

Ngành tôi học sẽ quyết định Nghề tôi làm suốt đời?

Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, trung bình một người sẽ trải qua 30-40 năm làm việc trong suốt quãng đời đi làm và sẽ thay đổi khoảng 12 công việc. Vì vậy, không hẳn Ngành bạn học sẽ quyết định Nghề bạn làm suốt đời.

Nguồn thông tin:

NLS FAQs Frequently Asked Questions

Thống kê của Bộ Lao động Mỹ (U.S. Department of Labbor)

Ngành bạn học sẽ cho bạn kiến thức nền tảng để bạn ứng dụng thực tiễn vào các công việc mà bạn làm.

Cuộc sống chúng ta luôn trải qua nhiều giai đoạn. Chúng ta sẽ chọn làm công việc phù hợp nhất để phát triển bản thân, học hỏi và tiến bộ tại một giai đoạn nào đó.

Ba mẹ bảo em rằng làm họa sĩ nghèo lắm. Nhưng đam mê lớn nhất của em là vẽ. Vậy em nên làm thế nào?

Các bậc cha mẹ thường lo lắng khi thấy con có khuynh hướng nghệ thuật. Họ thường hay ngăn cản, yêu cầu con chọn học những ngành an toàn: tài chính, ngân hàng, lập trình… Điều này có thể sẽ tạo ra nhiều nỗi buồn, mất động lực trong việc lựa chọn nghề nghiệp của con trẻ.

Hãy cảm thông với sự lo lắng của cha mẹ bởi cha mẹ luôn làm tốt nhất có thể trong khả năng của mình để cho con cái phát triển.

Có thật sự là những người thuộc nhóm “lãng mạn” này không có khả năng làm giàu?

Bộ phim “Bố Già” của Trấn Thành doanh thu rất cao, thành công và bộ phim không chỉ gói gọn trong lòng công chúng trên đất nước Việt Nam, mà còn vươn xa đến tận Mỹ.

Chương trình Game Show đang nở rộ và thu hút nhiều người xem như hiện nay, được công chúng yêu thích bởi những nội dung sáng tạo, những chương trình đại nhạc hội hoành tráng về sắc màu…đều phần lớn do những người nghệ sĩ tài hoa “vẽ” và sáng tạo.

Hiện nay, thị trường lao động thay đổi rất nhanh. Bạn có thể tìm cách cọ xát thêm với những việc liên quan đến ngành. Tìm cho mình những hội nhóm hoặc những người đã đi trước để nghiên cứu, học hỏi thêm. Tìm hiểu thêm về một số kiến thức nền tảng như: lịch sử mỹ thuật thế giới (cái nôi của nghệ thuật). Hoặc tìm đến những người tư vấn Hướng nghiệp chuẩn mực để giúp bạn có thêm góc nhìn tham khảo.

Quan trọng là bạn cần hiểu rõ bản thân, về sự kết hợp giữa các nhóm sở thích và khả năng mà chọn ngành phù hợp. Bởi, yếu tố quan trọng nhất để làm việc tốt là: “Yêu những gì bạn Làm và Làm những gì bạn Yêu”.

Để có thể hiểu thêm về bản thân, điểm mạnh của mình, bạn có thể làm & tham khảo Trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp của John Holland và một vài Trắc nghiệm tính cách khác.

Học ngành Tâm lý thì có thể làm việc ở những mảng nào?

Những năm gần đây cùng với sự bùng nổ công nghệ số là sự phát triển không ngừng của khoa học liên quan đến con người. Trong đó, vấn đề Sức khỏe tâm lý đang được quan tâm nổi bật hơn hết, đặc biệt là giai đoạn dịch bệnh trong 2 năm vừa qua. Từ đó, sức hút của ngành Tâm lý học cũng tăng dần. “Ngành Tâm lý học là gì? Ra trường làm gì?” là câu hỏi nhận được sự quan tâm của hầu hết phụ huynh và thí sinh khi tìm hiểu về ngành tâm lý học. Trong bối cảnh xã hội hiện nay có rất nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý con người nên khi nói đến việc làm của ngành tâm lý, nhiều người trong chúng ta nghĩ ngay đến chuyên gia tư vấn tâm lý tình yêu, hôn nhân… Hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủ về công việc của ngành.

Chỉ cần là công việc có liên quan đến con người, làm việc với con người, các ngành dịch vụ, nhân sự, đều có thể ứng dụng kiến thức Tâm lý học bên cạnh một số nghiệp vụ chuyên môn đặc thù của những ngành nghề khác nhau. Vậy nên có thể thấy, phổ nghề của Tâm lý học là rất rộng và đa dạng: tâm lý học đường, tâm lý doanh nghiệp, tư vấn & trị liệu tâm lý tại bệnh viện,… Từ những thông tin trên, hi vọng có thể cung cấp thêm phần nào kiến thức tổng quan về ngành Tâm lý học cho những bạn đang có nguyện vọng và định hướng theo con đường này.

Liệu học Tâm lý có tìm được việc làm không?

Hiện tại, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học, các bạn có thể làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, giúp cho học sinh có đời sống tinh thần tốt hơn. Cụ thể là công việc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng, từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Nhất là trong thời gian tới khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mỗi trường học đều cần phải có 1 chuyên gia tâm lý học đường thì cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Tâm lý học càng nhiều hơn.

Ngoài ra, sinh viên ngành này cũng có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm ở vị trí trị liệu tâm lý hỗ trợ cho bác sĩ hoặc phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài và bên trong con người; làm chuyên viên tham vấn, tư vấn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, gia đình,… tại các trung tâm tư vấn; phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc, quan hệ khách hàng tại các công ty hoặc làm giảng viên, nhà nghiên cứu về tâm lý con người tại các viện, trung tâm, trường đại học.