16 Kỹ năng của Thế kỷ 21 – Làm cách nào để phát triển ?

16 năng lực của thế kỷ 21 được đề cập tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2017

16 năng lực của thế kỷ 21 được trở thành giá trị cốt lõi trong định hướng đào tạo nhân lực và giáo dục của các quốc gia. Có một sự dịch chuyển không hề nhỏ về những giá trị cốt lõi này giữa năm 2020 và 2015 theo chiều hướng thay đổi của xã hội hiện tại . 

Năm 2020 

  1. Giải quyết vấn đề phức hợp 
  2. Tư duy phản biện 
  3. Tư duy sáng tạo 
Năm 2015 

  1. Giải quyết vấn đề phức hợp 
  2. Khả năng làm việc nhóm 
  3. Quản lý con người 

Trong 16 năng lực của thế kỷ 21, phản biện và sáng tạo đòi hỏi cha mẹ cần khuyến khích con trẻ suy nghĩ đa góc nhìn bằng cách tự đặt những câu hỏi cho bản thân và dám vượt ra ngoài khuôn khổ một cách có kỷ luật và tôn trọng đạo đức. Trong đó, ở nhóm 3 (từ năng lực số 11-16): Những tính cách chất lượng chính là giá trị cốt lõi và phẩm chất tạo nên một tương lai tốt đẹp. Gia đình cần tạo điều kiện, giáo dục thông qua cuộc sống thường ngày và bản thân con trẻ có thể tự rèn luyện từ 11-18 tuổi.

Năng lực 11. Óc tò mò, tìm tòi 

  • Để phát triển phẩm chất này bạn có thể giúp con bằng cách đặt các câu hỏi tại sao? Mời bạn tham khảo bài viết 5 Lần Câu Hỏi Tại Sao tại đây.

Năng lực 12. Sáng kiến 

  • Để phát triển phẩm chất này bạn có thể ủng hộ con thử nghiệm và trải nghiệm những điều mới mà không ngại mắc lỗi trong quá trình này. 

Ví dụ: Con học một ngôn ngữ mới, con chưa nói đúng và bạn phát hiện lỗi này của con. Bạn nói với con rằng: “Ổn thôi con, sai lầm là điều có thể chấp nhận được. Đây là quá trình học tập mới mẻ. Hãy xem như con thử nghiệm và con đang là một nhà sáng chế (ngôn ngữ mới). Bây giờ, chúng ta tìm thấy một chỗ chưa hoạt động đúng và con có thể sửa lỗi, tìm cách nói mới.” 

Bạn đang ủng hộ con sáng kiến mà không lo ngại sai lầm. Bởi vì, chính nỗi sợ mắc sai lầm ngăn cản khả năng sáng kiến. Điều quan trọng là bạn giúp con hiểu sai lầm là có thể chỉnh sửa và cải thiện được. Thông qua việc tiếp tục sáng kiến mới và cải tiến để thay thế cho cái cũ.

Năng lực 13. Tính bền bỉ 

  •  Để phát triển phẩm chất này bạn có thể động viên con trong mọi tình huống hãy nỗ lực làm mọi thứ tốt nhất có thể với tất cả khả năng con có. Bạn có thể giải thích để con hiểu đằng sau thử thách là những bài học tốt cho con. Bền bỉ, kiên trì là mỗi khi mà con nỗ lực làm tốt hơn ngày hôm qua và sau đó khen ngợi điều con đã làm tốt để khuyến khích và nuôi dưỡng phẩm chất này trong con lớn dần hơn mỗi ngày.  

Năng lực 14. Khả năng thích nghi, hòa nhập 

  • Để phát triển phẩm chất này cần : Thái độ lạc quan, khiêm tốn, hài hòa và tôn trọng nguyên tắc khác nhau của mỗi môi trường. Học cách công nhận ưu điểm của người khác và học hỏi. Chấp nhận khuyết điểm ở bản thân và người khác, mà không đồng hóa mình với những thái độ hay cách hành xử chưa đúng ở những người khác. Tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự riêng tư. Giao tiếp trong sự tôn trọng lẫn nhau. 

Năng lực 15. Năng lực lãnh đạo 

  • Để phát triển phẩm chất này cần : Lập kế hoạch cho công việc cần làm hằng ngày, rèn luyện sự tự kỷ luật. Giữ vững lập trường đạo đức và giá trị cốt lõi, thông qua đó xây dựng niềm tin vào chính mình và dẫn dắt người khác. Tự khuyến khích bản thân, có tinh thần đồng đội, phát triển sự tập trung, lắng nghe ý kiến và đồng thời suy nghĩ cho lợi ích của người khác. Sẵn sàng học hỏi điều tốt từ những người khác. 

Năng lực số 16. Có khả năng nhận thức năng lực xã hội và văn hóa

  • Đây là một trong các năng lực khá là khó và cần nhiều thời gian, bởi vì đòi hỏi chiều sâu, sự bao quát và tính thực tiễn. Để phát triển năng lực này bạn có thể khuyến khích và động viên con trẻ làm thử các công việc thực tiễn trong xã hội và quan sát nhiều hơn.

Nguồn: World Economics Forum

What are the 21st-century skills every student needs?

Image by Dirk Wouters from Pixabay